Lưu ý dành cho sinh viên Y Dược tìm việc làm thêm
Ngay từ năm nhất, nhiều sinh viên Y Dược tìm việc làm thêm để trang trải chi phí học tập. Tuy nhiên, đối với các bạn lần đầu đi làm, các em cần tìm hiểu kỹ các thông tin nhằm đảm bảo việc học và làm đạt hiệu quả.
Các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM thường là nơi tập trung những trường Đại học / Cao đẳng chất lượng của cả nước. Với sự đa dạng về công việc cộng thêm việc có nhiều thời gian rảnh rỗi vào các ngày cuối tuần cũng như buổi tối, nhiều sinh viên Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều dưỡng…. của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP.HCM muốn có một công việc làm thêm để tận dụng thời gian rảnh rỗi, đồng thời tạo ra khoản thu nhập giúp giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình. Tuy nhiên, nhiều cá nhân, tổ chức đã lợi dụng sự thờ ơ cũng như cả tin và hiểu được tâm lý cần tìm việc làm của sinh viên để lừa gạt, vì thế không ít sinh viên gặp phải các trung tâm lừa đảo khiến kết quả học tập bị sa sút, ngoài ra còn phải mất thêm một khoản tiền oan. Do đó để đảm bảo giữa việc học và làm thì trước khi quyết định đi làm ở công việc nào, các bạn cần nắm rõ các bước tìm việc cũng như quyền và nghĩa vụ lao động để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc.
Sinh viên ngành Y dược có thể tìm việc ở đâu?
1, Lựa chọn các dịch vụ giới thiệu việc làm trong trường
Tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP.HCM, sinh viên có thể được tư vấn về các cơ hội việc làm của Nhà trường với các hội, nhóm kết nối để chia sẻ những kinh nghiệm học tập hay những công việc làm thêm phù hợp với sinh viên ngành Y dược. Những sinh viên có thành tích tốt có thể được giới thiệu làm gia sư với mức thu nhập khá và quyền lao động được đảm bảo. Đặc biệt, nếu có thể làm việc liên quan tới chuyên ngành hoặc thế mạnh của bản thân, người học có thể thu được những kinh nghiệm về kiến thức chuyên môn.
2, Sử dụng các trang web tìm việc làm
Chỉ cần lên Google gõ các trang tìm kiếm việc làm uy tín, người học có thể tìm thấy vô vàn địa chỉ. Hãy chọn một công việc nào đó phù hợp với thời gian và khả năng của bản thân, lưu ý đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng trước khi cam làm việc cho bất kỳ nhà tuyển dụng nào. Điều quan trọng là bạn phải nắm rõ luật lao động, hiểu về các quyền và nghĩa vụ của cá nhân lẫn chủ thuê để tránh bị lợi dụng hoặc có những rắc rối xảy ra không đáng có.
3, Liên hệ trực tiếp với nhà tuyển dụng
Hiện nay, việc đi tìm việc trực tiếp không được nhiều người để ý vì thường mất thời gian. Tuy có vất vả hơn so với việc tìm việc online nhưng đây cũng là một lựa chọn xứng đáng để cho các bạn thử. Bạn có thể trực tiếp đến một số cửa hàng ở bất kì con đường nào bạn muốn làm và hỏi về vị trí cần tuyển, bạn có thể để lại hồ sơ nếu được chấp nhận. Sinh viên có thể lên website chính thức của các nhãn hàng để xem thông tin tuyển dụng. Tìm việc trực tiếp sẽ giúp bạn có thể quan sát, tìm hiểu được môi trường làm việc thế nào.
Sinh viên ngành Y dược nên tìm việc khi nào?
Nhiều bạn sinh viên vừa mới bước chân vào năm nhất đã mong muốn vừa học vừa làm, vì thế các bạn thường nhanh chóng ứng tuyển vào các công việc để làm ngay. Tuy nhiên việc vội vàng tham gia làm việc và cuốn vào việc kiếm tiền khiến bạn xao nhãng việc học.
Nếu mong muốn đi làm từ năm nhất và chưa hề có kinh nghiệm thì hãy tham khảo những anh chị đi trước hoặc hỏi giảng viên của mình.
Thông thường, từ năm 2 trở đi, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được công việc yêu thích. Lúc này đã thích nghi với cuộc sống, môi trường, kiến thức, giao thông, kinh nghiệm vững vàng giúp khả năng tìm được công việc tốt cũng cao hơn.