3 Triệu chứng bệnh trĩ và cách chữa trị
3 triệu chứng bệnh trĩ khiến chúng ta rất dễ nhầm lẫn với một số căn bệnh phổ biến thông thường khác. Chính vì vậy nhiều người thường chủ quan, đến khi phát hiện ra thì đã ở giai đoạn nặng, bệnh phát triển lây lan diện rộng rất khó chữa trị.
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ hay còn được dân gian gọi là bệnh lòi dom. Đây là bệnh được tạo thành do sự giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Ở trạng thái bình thường các mô này có tác dụng giúp kiểm soát lượng phân thải ra, khi các mô này sưng phồng lên do viêm thì gọi là trĩ.
Nguyên nhân bệnh trĩ:
80% người mắc bệnh trĩ do nguyên nhân táo bón và tiêu chảy. Chính vì việc gây áp lực cho các tĩnh mạch, thành ruột, vùng xương chậu và hậu môn khiến bệnh nhân bị bệnh trĩ nội hoặc trĩ ngoại.
Bên cạnh đó, nguyên nhân bệnh trĩ còn xuất phát do căng thẳng, mệt mỏi, lười vận động, cung cấp không đủ chất xơ trong bữa ăn, uống ít nước, đứng ngồi quá lâu, làm việc nặng thường xuyên, tuổi cao ở người già hoặc mang thai, sinh con ở phụ nữ.
Triệu chứng bệnh trĩ: thường thấy đó là cảm giác ngứa, đau đớn lúc đi đại tiện mặc dù bạn thấy căng cứng ở bụng dưới kèm theo chảy máu..
Bên cạnh đó, tuỳ từng loại trĩ mà dấu hiệu sẽ rõ rệt và đặc trưng hơn.
Dấu hiệu bệnh trĩ nội:
Bệnh trĩ nội do các búi trĩ ở các cụm tĩnh mạch ở phần niêm mạc hậu môn phía trên đường lược bị giãn căng và phồng lên.
Vì vậy triệu chứng bệnh trĩ nội đó là chảy máu khi đi tiểu tiện và đại tiện.
- Giai đoạn 1: Lúc này búi trĩ còn mềm, không gây đau, mỗi khi đại tiện búi trĩ chỉ sa xuống và có hiện tượng chảy máu từng giọt hoặc theo tia nhỏ.
- Giai đoạn 2: Búi trĩ to hơn và giảm chảy máu, búi trĩ lòi ra ngoài nhưng có thể co vào được.
- Giai đoạn 3: Lúc này búi trĩ rất to và cứng, mỗi khi đi đại tiện không tự co vào được mà phải lấy tay nhét sâu vào, máu chảy thành giọt và nhiều.
- Giai đoạn 4: Búi trĩ quá to và cứng, nằm hẳn bên ngoài không thể lấy tay ấn vào được, gây đau đớn, tắc nghẽn hậu môn, máu chảy thành tia hoặc theo giọt. Ở giai đoạn này người bệnh chỉ cần đi bộ, ho nhẹ hoặc đứng lên ngồi xuống cũng có thể khiến búi trĩ sa trễ nhiều hơn.
Trĩ ở giai đoạn cuối thường gây đau đớn, chảy nhiều máu và khiến người bệnh mất sức, suy nhược cơ thể. Giai đoạn này nếu không cứu chữa kịp thời có thể tử vong vì mất máu quá nhiều.
– Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại
Khác với bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại nằm ở bao da quanh hậu môn, nên dễ nhận thấy hơn khi chúng bị sưng.
- Giai đoạn 1: Có búi trĩ nhỏ như hạt đậu xuất hiện ở rìa hậu môn, có cảm giác lộm cộm khó chịu, kèm theo ngứa ngáy và đau rát.
- Giai đoạn 2:Búi trĩ phát triển to hơn, da hậu môn tiết ra chất dịch khiến ngứa ngáy, đau rát
- Giai đoạn 3: Búi trĩ ngoằn ngèo, lộn xộn gây đau rát nặng, đi ngoài ra máu.
- Giai đoạn 4: Búi trĩ phát triển phức tạp hơn nhiều, hậu môn tiết nhiều dịch gây ngứa ngáy, đau rát, tần suất đi cầu ra máu dày đặc và ra nhiều máu hơn.
Đặc biệt với nữ giới, trường hợp bị mắc trĩ ngoại thường có khả năng bị viêm nhiễm phụ khoa rất cao, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng phương thuốc dân gian đơn giản
Bác sĩ Dương Trường Giang – Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết bên cạnh việc dùng thuốc tây chúng ta vẫn có thể chữa trị bệnh trĩ tại nhà với những nguyên liệu có ngay trong sân vườn nhà mình.
Chữa bệnh trĩ bằng lá thiên lý:
Cách làm: Lấy 100g lá và 5g muối ăn. Lá rửa sạch, giã với muối, thêm khoảng 30ml nước rồi lọc qua vải màn, tẩm vào bông, đắp lên chỗ trĩ (đã rửa sạch bằng thuốc tím). Đóng khố để giữ bông này. Mỗi ngày làm như vậy 1-2 lần. Bài thuốc này cũng được dùng để chữa bệnh sa dạ con.
Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá:
Chữa bệnh bằng diếp cá đòi hỏi người bệnh phải kiên nhẫn thì mới mang lại hiệu quả rõ rệt.
Diếp cá vốn có tính mát, chỉ cần rửa sạch, ngâm với nước muỗi loãng sau đó ăn hoặc xay uống thường xuyên hàng ngày. Kết hợp cùng xông và rửa hậu môn bằng nước lá diếp cá sẽ mang lại kết quả mong muốn.
Chữa bệnh trĩ bằng cây lá bỏng
Trị chứng trĩ: Dùng 6g lá bỏng, 6g rau sam. Rửa sạch nhai sống hoặc sắc uống. Nếu bị lòi dom và lở hậu môn thì nấu nước bồ kết ngâm rửa hậu môn và giã lá bỏng đắp vào búi trĩ.
Trị chứng đại tiện ra máu: Lấy 30g lá bỏng, 10g cỏ nhọ nồi, 10g ngải cứu (sao cháy), 10g lá trắc bá (sao cháy) sắc lấy nước uống ngày 1 thang.
Chữa trĩ bằng đu đủ xanh
Đu đủ để chữa trĩ phải còn tươi và càng nhiều nhựa thì mới hiệu quả. Cứ mỗi tối đến giờ đi ngủ là bổ đôi quả đu đủ, buộc úp hai bên quả vào hai bên cẳng chân, để qua đêm, mạch máu của búi trĩ sẽ co thắt lại như ta thoa thuốc trực tiếp. Kiên trì thực hiện đến khi nào búi trĩ hoàn toàn biến mất thì dừng lại.