Hướng dẫn lộ trình ôn thi môn Hoá THPT 2018 đạt điểm cao
Chỉ còn chưa tới 1 tháng nữa các sĩ tử sẽ bước vào kỳ thi THPT đầy cam go. Để giúp các em nắm vững kiến thức trước khi “ra trận” các Giảng viên của Trường Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM, đã tổng hợp ra lộ trình ôn thi môn hóa THPT 2018 hiệu quả nhất, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đấy.
Xem thêm hướng dẫn giải các dạng toán hình học
Bước 1: Chuẩn bị
Đối với bộ đề ôn tập
- Các em hãy sưu tầm khoảng từ 20-30 đề có chất lượng tốt và đảm bảo đồng thời phải bao quát được nội dung ôn tập của Bộ Giáo dục và đào tạo, lược bỏ bớt ở những phần giảm tải. Cách tốt nhất đó là các em nên sưu tầm đề thi trong kho đề thi tham khảo THPT của Bộ GD& ĐT.
- Ngoài ra, các em nên chọn đề theo mức độ tăng dần từ dễ hơn (5 đề), ngang bằng (15 đề) và khó hơn 1 chút (5-10 đề) để tăng level của mình lên.
Đối với sổ nhật ký
- Lời khuyên chân thành dành cho các sĩ tử đó là hãy nên chuẩn bị 1 cuốn sổ nhật ký cho mình. Trong đó không phải để bày tỏ cảm xúc hay tâm trạng của bản thân. Mà chủ yếu là để note lại ngày/ đề luyện tập, sai những lỗi nào, nguyên nhân tại sao. Tạo được thói quen này thường xuyên lần sau các em sẽ không lặp lại lỗi sai đó nữa.
Bước 2: Phương pháp ôn luyện
Để ôn tập hiệu quả chúng ta phải phân chia theo từng đơn vị học khác nhau, cụ thể đó là:
a. Ôn luyện từng đơn vị kiến thức
Đầu tiên các em nên nắm chắc lý thuyết và các công thức cơ bản để làm được bài tập. Lưu ý do đề thi hoá có khối lượng kiến thức vừa rộng lại vừa sâu. Do đó đòi hỏi các em phải hiểu thật kỹ, thật chắc phương trình hoá học, tránh việc hiểu mơ hồ, chung chung.
Bí quyết được các anh chị Trường Cao đẳng Y dược TPHCM áp dụng đó là lập sơ đồ hình cây (sơ đồ mind map) trong đó ghi rõ công thức cấu tạo, suy luận, so sánh và liên hệ giữa các phần, bao gồm kiến thức cô đọng của cả bài để làm sao chỉ nhìn vào là đã nhớ luôn nội dung có những gì. Cách làm này tuy có mất thời gian ban đầu nhưng sẽ giúp các em nhớ lâu và áp dụng thành thạo kiến thức đã học vào việc giải toán.
Đặc biệt, các bạn học sinh cần nắm vững các phần sau đây vì chắc chắn sẽ có trong đề thi Hoá THPT sắp tới:
- Cách đọc tên của từng chất
- Tính chất vật lý bao gồm màu sắc, trạng thái, mùi vị, tính tan, nhiệt độ sôi,..
- Cấu tạo: Phải biết được đặc điểm cấu tạo, liên kết phân tử và viết được công thức cấu tạo của từng loại hợp chất. Còn với phần hữu cơ cũng phải nắm vững những quy tắc như cộng vào liên kết bội hay quy tắc vòng benzen..
- Về tính chất hoá học: Các em có thể dựa vào phần tính chất vật lý để suy ra tính chất hoá học ví dụ như NaOH thì có thể tác dụng với chất nào, có các phản ứng nào xảy ra..
- Điều chế: Đây là phần không thể thiếu trong các câu hỏi lý thuyết của đề thi THPT. Vì vậy, các em phải đặc biệt để ý đến phương pháp điều chế chung và phương pháp riêng đối với các chất.
- Ứng dụng: Thông thường phần này sẽ được lồng ghép trong các câu hỏi về tính ứng dụng của các chất hoá học trong đời sống thường ngày. Để lấy trọn vẹn điểm số ở phần này học sinh chỉ cần chịu khó hiểu sâu vấn đề và biết cách liên hệ kiến thức đã học với thực tế bên ngoài.
b. Luyện đề hoàn chỉnh
– Sau khi đã nắm vững khối lượng kiến thức cơ bản, các em hãy tiến hành luyện đề hoàn chỉnh mỗi ngày khoảng 1 đề bao gồm 3 cấp độ phân bổ theo thời gian thật hợp lý.
Có thể phân chia: Nhận biết, thông hiểu (10 phút – 15 phút); vận dụng (10 – 15 phút); vận dụng cao (thời gian còn lại).
Kết thúc quá trình làm bài hãy tự rút cho mình những lỗi sai vừa mắc phải ghi vào trong cuốn sổ để tự nhắc nhở bản thân lần sau không tái phạm.
- Trước tiên hãy luyên khoảng từ 1-2 đề/ 1ngày để làm quen dần với dạng đề thi THPT.
- Sau đó tăng dần lên 5-10 đề/ 1 ngày, kết hợp với việc ôn luyện cùng bạn bè sẽ giúp các em nhận ra được lỗi sai của mình và cùng tranh luận để hiểu rõ vấn đề hơn.
Cuối cùng tâm lý vững vàng tự tin sẽ giúp các em bước vào kỳ thi trọng đại này một cách thành công tốt đẹp nhất. Chúc các em học tập tốt và giành được điểm số cao như mình mong muốn!