Warning: "continue" targeting switch is equivalent to "break". Did you mean to use "continue 2"? in /home/yduocorg/domains/truongcaodangyduoctphcm.org/public_html/wp-content/themes/publisher/includes/functions.php on line 1871
Hướng dẫn giải các dạng toán hình học kỳ thi THPT
Warning: count(): Parameter must be an array or an object that implements Countable in /home/yduocorg/domains/truongcaodangyduoctphcm.org/public_html/wp-includes/post-template.php on line 316

Notice: Trying to access array offset on value of type null in /home/yduocorg/domains/truongcaodangyduoctphcm.org/public_html/wp-includes/post-template.php on line 321

Hướng dẫn giải các dạng toán hình học kỳ thi THPT

Hình học không gian thường là phần thi giới hạn điểm số của thí sinh. Với những câu hỏi khó, đòi hỏi thí sinh phải vận dụng hết khả năng tư duy logic của mình. Tuy nhiên với hướng dẫn giải các dạng toán hình học dưới đây các sĩ tử sẽ không còn lo ngại với phần này nữa rồi nhé!

Xem thêm bí kíp để đạt điểm cao môn Hoá THPT 

Dưới đây là các phương pháp giải toán hình học không gian được các Thầy Cô Trường Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM dành thời gian tổng hợp nghiên cứu.

Chúc các em ôn thi hiệu quả để “ẵm” trọn điểm tối đa trong kỳ thi THPT này!

BÀI TOÁN 1: Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng.

* Phương pháp:

Cách 1: Tìm 2 điểm chung của 2 mặt phẳng đó.

Điểm chung thứ nhất thường dễ thấy.

Điểm chung thứ hai là giao điểm của 2 đường thẳng còn lại, không qua điểm chung thứ nhất.

Cách 2: Nếu trong 2 mặt phẳng có chứa 2 đường thẳng // thì chỉ cần tìm 1 điểm chung, khi đó giao tuyến sẽ đi qua điểm chung và // với 2 đường thẳng này.

BÀI TOÁN 2: Chứng minh 3 điểm thẳng hàng.

* Phương pháp:

Để chứng minh 3 điểm hay nhiều hơn 3 điểm thẳng hàng ta chứng minh các điểm ấy thuộc 2 mặt phẳng phân biệt.

BÀI TOÁN 3: Tìm giao điểm của đường thẳng a và mặt phẳng (P)

* Phương pháp:

– Ta tìm giao điểm của a với một đường thẳng b nào đó nằm trong (P).

– Khi không thấy đường thẳng b, ta thực hiện theo các bước sau:

  1. Tìm một mp (Q) chứa a.
  2. Tìm giao tuyến b của (P) và (Q).
  3. Gọi: A = a ∩ b thì: A = a ∩ (P).

BÀI TOÁN 4: Tìm tập hợp giao điểm M của 2 đường thẳng di động a, b.

* Phương pháp:

– Tìm mp (P) cố định chứa a.

– Tìm mp (Q) cố định chứa b.

– Tìm c = (P) ∩ (Q). Ta có M thuộc c.

– Giới hạn.

BÀI TOÁN 5: Chứng minh 3 đường thẳng a, b, c đồng quy.

* Phương pháp:

– Cách 1: Ta chứng minh giao điểm của 2 đường thẳng này là điểm chung của 2 mp mà giao tuyến là đường thẳng thứ ba.

Tìm A = a ∩ b.

Tìm 2 mp (P), (Q), chứa A mà (P) ∩ (Q) = c.

– Cách 2: Ta chứng minh: a, b, c không đồng phẳng và cắt nhau từng đôi một.

BÀI TOÁN 6: Chứng minh một đường thẳng a đi qua 1 điểm cố định.

* Phương pháp:

Ta chứng minh: a = (P) ∩ (Q) trong đó (P) là một mặt phẳng cố định và (Q) di động quanh một đường thẳng b cố định. Khi đó a đi qua: I = (P) ∩ b.

BÀI TOÁN 7: Dựng thiết diện của mp(P) và một khối đa diện T.

* Phương pháp:

Muốn tìm thiết diện của mp(P) và khối đa diện T, ta đi tìm đoạn giao tuyến của mp(P) với các mặt của T. Để tìm giao tuyến của (P) với các mặt của T, ta thực hiện theo các bước:

  1. Từ các điểm chung có sẵn, xác định giao tuyến đầu tiên của (P) với một mặt của T.
  2. Kéo dài giao tuyến đã có, tìm giao điểm với các cạnh của mặt này từ đó làm tương tự ta tìm được các giao tuyến còn lại, cho tới khi các đoạn giao tuyến khép kín ta sẽ có thiết diện cần dựng.

BÀI TOÁN 8: Tìm góc giữa 2 đường thẳng chéo nhau a, b.

* Phương pháp:

Lấy một điểm O tùy ý.

Qua O dựng c // a, d // b.

Góc nhọn tạo bởi c và d là góc giữa 2 đường thẳng a, b.

* Chú ý: Ta nên chọn O thuộc a hoặc b khi đó ta chỉ cần vẽ một đường thẳng // với đường còn lại.

BÀI TOÁN 9: Chứng minh 2 đường thẳng a, b song song.

* Phương pháp:

Cách 1: Ta chứng minh: a, b đồng phẳng rồi áp dụng các phương pháp chứng minh // trong hình học phẳng như: Ta lét, đường trung bình, … để chứng minh: a // b.

Cách 2: Chứng minh: a, b cùng // với một đường thẳng thứ ba c.

Cách 3: Áp dụng định lý về giao tuyến: Nếu hai mặt phẳng cắt nhau và lần lượt chứa hai đường thẳng song song cho trước thì giao tuyến của chúng cùng phương với 2 đường thẳng ấy.

BÀI TOÁN 10: Chứng minh 2 mặt phẳng song song.

* Phương pháp:

Chứng minh mặt phẳng này chứa 2 đường thẳng cắt nhau lần lượt song song với 2 đường thẳng cắt nhau nằm trong mặt phẳng kia.

BÀI TOÁN 11: Dựng thiết diện song song với một đương thẳng a cho trước.

* Phương pháp:

Ta dựa vào tính chất: Mặt phẳng song song với đường thẳng a, nếu cắt mặt phẳng nào chứa a thì sẽ cắt theo giao tuyến song song với a.

BÀI TOÁN 12: Chứng minh đường thẳng a song song với mp(P).

* Phương pháp:

– Cách 1: Ta chứng minh: a // với một đường thẳng. Khi không thấy được b ta làm theo các bước:

Tìm một mp(Q) chứa a.

Tìm b = (P) ∩ (Q).

Chứng minh: b // a.

– Cách 2: Chứng minh:

BÀI TOÁN 13: Thiết diện cắt bởi một mặt phẳng song song với một mp cho trước.

* Phương pháp:

Dựa vào Định lý: Nếu hai mặt phẳng song song bị cắt bởi một mặt phẳng thứ ba thì 2 giao tuyến // nhau.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Tân Phú: 73 Văn Cao, phường Phú Thọ Hoà, quận Tân Phú, TPHCM. Tư vấn: 0996.303.303 - 0886.303.303
Cơ sở Quận 9: 288 Đỗ Xuân Hợp, Phước Long A, Quận 9, TPHCM. Tư vấn: 0996.355.355 - 0886.355.355
Cơ sở Quận 2: 232 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, Quận 2, TPHCM. Tư vấn: 0869.156.156 - 0996.156.156
Cơ sở Quận 6: 189 Kinh Dương Vương, phường 12, quận 6, TPHCM. Tư vấn: 0869.189.189 - 0996.189.189

You might also like More from author