Nghề Điều dưỡng – Thành công nhờ đam mê
Nghề Điều dưỡng muôn vàn vất vả, khó khăn nhưng lại là công việc đầy vinh quang, giúp đỡ nhiều bệnh nhân trong quá trình chống lại bệnh tật.
Muôn và khó khăn đối với nghề Điều dưỡng
Không có một thành công nào mà không đặt ra cho con người những thử thách. Đó chính là quá trình mà con người có thể rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp, đảm bảo trở thành người cán bộ Y tế chân chính.
Chị Hoàng Quyên, làm Điều dưỡng viên tại Bệnh viện Mắt Trung ương đến nay đã hơn 4 năm để từ ngày tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ vô cùng chân thật. Ngày còn làm sinh viên trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP.HCM, chị đã từng tham gia thực tế tại Bệnh viện ở quận 12 nhưng ngày đó còn được sự hỗ trợ của nhiều Bác sĩ, khi ra trường chị phải tự mình xử lý công việc vì vậy mà có phần hơi bỡ ngỡ. Mới đầu, cô sinh viên mới 22 tuổi đầu còn gặp nhiều khó khăn, nhưng chỉ sau 9 tháng chăm chỉ học hỏi và rèn luyện, chị đã quen hơn với trách nhiệm của mình và nhận được sự tin tưởng của đồng nghiệp.
Cô Vân (40 tuổi), cũng kể lại những ngày đầu khó khăn của thuở mới vào nghề. Là một Điều dưỡng đã gắn bỏ nơi Bệnh viện Nhi đồng 2 đã hơn 8 năm nhưng ngày đầu mới vào, cô sinh viên vừa mới tốt nghiệp VB2 Cao đẳng Điều dưỡng TP.HCM vẫn chưa thể khéo léo với việc chăm sóc những đứa trẻ. Chị Vân biết rằng, kỹ thuật chăm sóc bệnh nhi khó hơn nhiều so với người lớn, từ việc tắm rửa, đến cho ăn, tiêm thuốc,… đều rất cần sự nâng niu, nhẹ nhàng, chị tự nhủ mình phải cố gắng. Hiện tại, cô Vân là một trong những Điều dưỡng được nhiều quý phụ huynh tin tưởng và yêu mến.
Chị Hà, vốn là một Điều dưỡng làm việc tại phòng khám tư, chia sẻ về ca trực gần thưc phải thức trắng gần 24 tiếng của mình. Lúc ấy, sự sợ hãi vì phải một mình trong phòng trực không là gì cả so với tiếng rên rỉ vì đau đớn bệnh tật. Chị lại phải theo dõi, chăm sóc, cẩn thận và tỉ mỉ từng chút một. Khó khăn nhất đối với chị là làm sao có thể động viên người bệnh lạc quan, tin tưởng vào quá trình điều trị của các Y Bác sĩ tại bệnh viện. Bạn bè và gia đình nhiều người khuyên chị chuyển hướng làm kinh tế, không nhất thiết phải chôn chăt mình ở viện nhưng chị bảo rằng đã trót yêu nghề thì không nên từ bỏ.
Và những niềm vui vô cùng thầm lặng …
Cô Vân chia sẻ thêm, nhiều đồng nghiệp của cô có khi chỉ làm được 3 năm đã từ bỏ mà chuyển hướng làm nghề khác. Bởi cuộc sống của Điều dưỡng viên đâu mấy thảnh thơi khi phải theo sát người bệnh. “Thế nhưng nếu ai cũng từ bỏ thì công việc của Điều dưỡng viên sẽ do ai đảm nhiệm?”. Tuy cuộc sống không mấy thảnh thơi, nhưng bù lại, những niềm vui của nghề Điều dưỡng lại khiến bao người ngưỡng mộ.
Chính đặc thù công việc đã giúp Điều dưỡng viên nhận được nhiều yêu mến từ người bệnh. Họ không chỉ là người là công tác chăm sóc sức khỏe theo bổn phận được phân công mà còn là người bạn cùng đồng hành với bệnh nhân trong quá trình chống lại tử thần.
Chị Quyên nói với đôi mắt lấp lánh niềm vui khi hồi tưởng lại ngày chứng kiến bệnh nhân của mình xuất viện gặp lại người thân. Trong không gian của phòng dưỡng sức, gương mặt của những thế hệ của gia đình lớn đều nở nụ cười, khiến chị vô cùng xúc động. Chị cũng rất hãnh diện và tự hào bởi đươc tham gia trong buổi tiệc đoàn viên ấy.
Là một người Điều dưỡng viên lâu năm, cô Vân nói: “Có lẽ đối với một người Điều dưỡng viên, hạnh phúc không gì sánh được với họ chính là việc giúp cho bệnh nhân của mình có được niềm vui trong những ngày chiến đấu với bệnh tật. Niềm vui ấy còn được nhân lên cho tới ngayjjj họ đoàn tu với gia đình mình, được trở về với vòng tay yêu thương của người thân. Đó là món quà vô giá mà không phải ngành nghề nào cũng có được.”