Warning: "continue" targeting switch is equivalent to "break". Did you mean to use "continue 2"? in /home/yduocorg/domains/truongcaodangyduoctphcm.org/public_html/wp-content/themes/publisher/includes/functions.php on line 1871
Tân sinh viên và những điều phải “ghi lòng tạc dạ” khi đi xe bus
Warning: count(): Parameter must be an array or an object that implements Countable in /home/yduocorg/domains/truongcaodangyduoctphcm.org/public_html/wp-includes/post-template.php on line 316

Notice: Trying to access array offset on value of type null in /home/yduocorg/domains/truongcaodangyduoctphcm.org/public_html/wp-includes/post-template.php on line 321

Tân sinh viên và những điều phải “ghi lòng tạc dạ” khi đi xe bus

Xe bus là phương tiện đi lại gần gũi giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí cho các bạn tân sinh viên đặc biệt là những bạn mới từ quê lên thành phố nhập học.

Tuy nhiên, theo Ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM nếu không nắm vững những nguyên tắc cơ bản sau thì có thể các bạn tân sinh viên sẽ gặp phải tình trạng lúng túng hoặc vô tình vấp phải tai nạn không mong muốn khi sử dụng loại phương tiện này.

Hãy để ý kỹ nhé!

Thẻ sinh viên tạm thời đôi khi không được chấp nhận
Tân sinh viên và câu chuyện đi xe bus

1. Thẻ sinh viên tạm thời đôi khi không được chấp nhận

Theo quy định chỉ cần bạn có thẻ sinh viên được Nhà Trường cấp là sẽ có “đặc quyền” đi xe bus với giá 2000 đồng/ 1 lượt. Tuy nhiên, quy định đó chỉ áp dụng với trường hợp có thẻ sinh viên chính thức.

Còn khi mới nhập học Nhà Trường chỉ mới cấp cho bạn một thẻ sinh viên tạm thời còn thẻ sinh viên chính thức ít nhất hai tháng sau bạn mới được cầm trên tay. Vì vậy sẽ có đôi lúc thẻ sinh viên tạm thời không có tác dụng khi đi xe bus.

Chia sẻ của Ngọc Ánh sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng tại Cao đẳng Dược Pasteur nhớ lại: “Bình thường đi xe bus không có chuyện gì. Đúng hôm đó trời mưa chú phụ xe bắt bẻ thẻ sinh viên của mình không có ảnh và dấu mộc đỏ của Nhà Trường nên không giảm tiền xe bus. Mình cũng khá bất ngờ cố giải thích nhưng không có tác dụng, sau đó có hỏi lại bạn mình thì mới biết nó cũng gặp tình trạng tương tự..”.

Thẻ sinh viên tạm thời đôi khi không được chấp nhận
Thẻ sinh viên tạm thời đôi khi không được chấp nhận

Bên cạnh đó cô bạn này cũng khuyên các bạn Tân sinh viên nên làm Giấy chứng nhận sinh viên càng sớm càng tốt để được hưởng nhiều đặc quyền khi đi xe bus và nhất là tránh vấp phải tình trạng “dở khóc dở cười” như Ngọc Ánh.

2. Thẻ sinh viên và chuyện đeo khẩu trang

Để chống nắng, chống bụi và hạn chế mùi khó chịu nhiều bạn sinh viên có thói quen đeo khẩu trang khi đi xe bus. Tuy nhiên ở một số tuyến xe bus muốn kiểm tra xem thẻ sinh viên có thực sự “chính chủ” hay không nên vấn đề cởi bỏ khẩu trang thành trở ngại lớn.

Nhớ cởi bỏ khẩu trang khi mua vé nhé
Nhớ cởi bỏ khẩu trang khi mua vé nhé

Chia sẻ về vấn đề này bạn Minh Đức sinh viên lớp Trung cấp Dược cho biết: “Bình thường đi xe bus tuyến 30 thì chỉ cần đeo thẻ trước ngực còn mặt bịt khẩu trang hay không cũng không quan trọng nhưng hôm đó em có việc đi xe bus 103 bác tài yêu cầu phải tháo khẩu trang để đối chiếu giữa ảnh và người thật xem có giống không. Nhiều bạn khá bất ngờ nên lóng nga lóng ngóng là bị bác ấy “sạc” ngay.”

3. Chuẩn bị tiền lẻ

“Nhớ chuẩn bị tiền lẻ khi đi xe bus” là câu khẩu hiệu khi đi bất kỳ chuyến xe bus nào trên toàn TPHCM. Nếu lỡ không may đưa tiền có mệnh giá từ 50.000 đồng trở lên thì rất có thể các bạn sẽ bị phụ xe nhăn mặt, nặng thì bị “tổng sỉ vả” trước khi nhận được tiền thối, kém may mắn hơn có bạn còn bị đuổi xuống xe mà chưa kịp giải thích điều gì.

Đặc biệt mệnh giá tiền càng lớn thì khả năng bị đuổi xuống xe bus lại càng cao. Đó là chân lý hàng ngàn đời được các bạn sinh viên rỉ tai nhau.

"Chuẩn bị tiền lẻ" là câu khẩu hiệu khi đi xe bus
“Chuẩn bị tiền lẻ” là câu khẩu hiệu khi đi xe bus

Khánh Nam Sinh viên lớp Xét nghiệm ngậm ngùi nhớ lại một lần đi vội mang 500.000 đồng lên xe bus, lúc mua vé, mới kịp chìa tờ tiền ra cậu bạn này liền bị chửi tới tấp vì làm mất thời gian của bác tài xế. Sau lần đó Nam đã rút ra được kinh nghiệm xương máu và chắc mẩm để dành một cọc tiền lẻ riêng để đi xe bus.

4. Luôn luôn phải nhường ghế cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và người già, người tàn tật

Đây là nguyên tắc buộc phải ghi lòng tạc dạ khi đi xe bus. Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già và người tàn tật là những đối tượng được phép ưu tiên khi di chuyển bằng phương tiện này. Vì vậy hãy nhanh chân nhường ghế cho họ để là một người văn hoá, lịch sự khi đi xe bus nhé!

Luôn luôn phải nhường ghế cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và người già, người tàn tật
Luôn luôn phải nhường ghế cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và người già, người tàn tật nhé các bạn

5. Nạn móc túi- Tuyệt đối đề cao cảnh giác

Những giờ cao điểm xe bus luôn chật cứng người, đây chính là thời cơ thuận lợi để những kẻ móc túi ra tay. Đối tượng chúng nhắm tới thường là các bạn sinh viên tỉnh lẻ còn lạ nước lạ cái, lơ là cảnh giác. Tranh thủ lúc chen chúc đông người chúng sẽ “hành nghề” móc điện thoại, bóp tiền thậm chí rạch balô và nhanh chóng tẩu thoát khi xuống trạm tiếp theo. Do đó, bạn chỉ thực sự phát hiện ra khi chúng đã cao chạy xa bay.

Đừng trông chờ vào nhân viên xe bus và những người xung quanh. Bởi vì nhóm móc túi sẽ đi từ 3-4 người, vì sợ liên luỵ có thể nhiều người khác trông thấy nhưng buộc phải làm ngơ khi thấy bạn bị móc túi.

Nạn móc túi- Tuyệt đối đề cao cảnh giác
Nạn móc túi- Tuyệt đối đề cao cảnh giác

Vì vậy Theo kinh nghiệm của nhiều bạn sinh viên Trường Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM cách tốt nhất để không trở thành nạn nhân của chúng đó là nâng cao ý thức cảnh giác, luôn đeo balo ngược, để vật dụng cá nhân ở sâu bên trong. Cần thiết hơn có thể mua ổ khoá mini dành cho balô, chú ý tư trang cá nhân, tuyệt đối không được ngủ gật khi đi xe bus.

Mặc dù đi xe bus sẽ giúp các bạn sinh viên tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho việc đi lại. Nhưng để hạn chế các tình huống oái ăm thì ngoài những tip trên các em cũng nên tìm hiểu thêm những điều cần lưu ý khi đi xe bus từ các anh chị khoá trước nhé!

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295
Cơ sở Tân Phú: 73 Văn Cao, phường Phú Thọ Hoà, quận Tân Phú, TPHCM. Tư vấn: 0996.303.303 - 0886.303.303
Cơ sở Quận 9: 288 Đỗ Xuân Hợp, Phước Long A, Quận 9, TPHCM. Tư vấn: 0996.355.355 - 0886.355.355
Cơ sở Quận 2: 232 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, Quận 2, TPHCM. Tư vấn: 0869.156.156 - 0996.156.156
Cơ sở Quận 6: 189 Kinh Dương Vương, phường 12, quận 6, TPHCM. Tư vấn: 0869.189.189 - 0996.189.189

You might also like More from author