HOT: Bác sĩ chuyên khoa II là gì? Vì sao công nhận BSCKII tương đương Tiến sĩ
Dự kiến mới đây của Bộ cho biết Bác sĩ chuyên khoa II sẽ được tính tương đương như Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I tương đương trình độ Thạc sĩ.
“Bật Mí” 9 Website Sức Khoẻ Nổi Tiếng Nhất Thế Giới
Thêm Một Trường Y Dược Thay Đổi Phương Thức Tuyển Sinh Năm 2019
Công nhận bằng Bác sĩ chuyên khoa 2 tương đương bằng Tiến sĩ
Mới đây, Bộ GD& ĐT công bố thông tư sửa đổi về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh các ngành đào tạo Giảng viên cũng như tuyển sinh trình độ Đại học, Tiến sĩ, Thạc sĩ.
Trong đó, đáng chú ý đối với khối ngành sức khoẻ, Giảng viên có bằng chuyên khoa II thuộc ngành tham gia đào tạo sẽ được công nhận tương đương như bằng Tiến sĩ.
Bên cạnh đó, với những Gi ảng viên có bằng Bác sĩ nội trú, bằng chuyên khoa cấp I chuyên ngành thuộc ngành mình đào tạo sẽ được tính tương đương trình độ Thạc sĩ.
Cũng trong dự thảo này cho biết số sinh viên đại học chính quy trên một giảng viên quy đổi theo khối ngành bắt buộc phải không vượt quá số người quy định.
Với trình độ Cao đẳng, Trung cấp ngành Sư phạm chính quy bắt buộc số sinh viên không vượt qua 25 em trên một Giáo viên/ Giảng viên.
Đặc biệt, chỉ tiêu tuyển sinh các trường Đại học ngoài sẽ được xác định dựa trên số Giảng viên cơ hữu, còn quy mô đào tạo căn cứ vào tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm.
Với những ngôi trường trong vòng 3 năm liền không vi phạm quy định về tuyển sinh thì sẽ được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng, có nghị quyết thông qua chủ trương xác định chỉ tiêu tuyển sinh của hội đồng trường thì được tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh.
Bằng Bác sĩ chuyên khoa nghĩa là gì?
Bên cạnh quy định mới này, nhiều người bày tỏ thắc mắc khi không biết bằng bác sĩ chuyên khoa là gì? Hay bằng bác sĩ chuyên khoa học trong mấy năm.
Do vậy, Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM sẽ giải đáp như sau.
Về cơ bản, bác sĩ hiện nay có các chức năng đi kèm như Thạc sĩ – Bác sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I, bác sĩ chuyên khoa II.
– Theo thực tế hệ thống đào tạo Y khoa tại Việt Nam hiện nay thì sinh viên Y khoa sau 6 năm học Đại học và tốt nghiệp ra trường sẽ được gọi là bác sĩ, nhưng chưa được hành nghề. Muốn hành nghề phải học thêm 18 tháng tại một bệnh viện mới được cấp chứng chỉ hành nghề. Sau đó, muốn nâng cao trình độ chuyên môn, bác sĩ có thể chọn theo hướng thực hành lâm sàng hoặc nghiên cứu để học lên.
– Nếu chọn thiên về thực hành lâm sàng, bác sĩ sẽ học thêm một chuyên khoa nào đó (khoảng 1 năm) thì được gọi là bác sĩ chuyên khoa định hướng (BSCKĐH) và có thể bắt đầu hành nghề. BSCKĐH nếu có nguyện vọng học tiếp thì sẽ học thêm 2 năm lên Bác sĩ chuyên khoa cấp I (BSCKI). Sau khi hành nghề một thời gian muốn nâng cao trình độ chuyên môn thì sẽ học thêm 2 năm nữa, trình luận văn để thành bác sĩ chuyên khoa cấp II (BSCKII).
– Còn nếu thiên về nghiên cứu, bác sĩ sau khi ra trường đi làm được 2 năm có kinh nghiệm có thể tham gia kỳ thi Cao học, trình luận văn để học lên Thạc sĩ Y học. Thạc sĩ Y học đi làm rồi có thể thi tiếp kỳ thi tuyển Nghiên cứu sinh, học 3 năm (có thể nhiều hơn), trình luận án để tốt nghiệp thành Tiến sĩ y học.
Bên cạnh đó, trong ngành Y còn có một khái niệm đặc thù hơn đó là Bác sĩ nội trú (BSNT). Muốn được trở thành BSNT học viên phải có đủ các điều kiện được quy định tại Khoản 1, Điều 3 – Điều kiện dự thi của Quy chế đào tạo Bác sĩ nội trú, Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BYT ngày 4-7-2006 của Bộ trưởng Y tế.